Những lỗi người lớn vô tình mắc phải khi thay bỉm cho bé

Thay bỉm cho trẻ sơ sinh tưởng chừng là công việc quá đỗi quen thuộc và đơn giản với các bố các mẹ nhưng không phải ai cũng biết làm đúng cách, nhất là những người lần đầu làm cha, làm mẹ. Vì thế, trong quá trình thay bỉm cho con, nhiều bậc phụ huynh cha mẹ thường mắc phải những lỗi sai ảnh hưởng để sức khỏe và sự phát triển tự nhiên của trẻ: 

Không nên giơ chân trẻ sơ sinh quá cao khi thay bỉm

Lỗi thứ nhất, bố mẹ thường nhấc chân con lên quá cao

Rất nhiều bậc cha mẹ trẻ lần đầu tiếp xúc với việc bỉm tã, khi thay bỉm cho con, để thuận tiện, hoặc là nhờ người khác hoặc là tự bản thân mình nhấc chân con lên quá cao, khiến cả phần lưng trẻ bị nhấc lên không trung. Một ngày lặp đi lặp lại việc đó nhiều lần rất dễ làm tổn thương đến cột sống vốn đang non yếu của trẻ.

Lỗi thứ hai, mỗi lần con đi tiểu hoặc đại tiện, bố mẹ đều dùng khăn giấy ướt làm vệ sinh cho con.

Rất nhiều bố mẹ thường có thói quen dùng khăn giấy ướt lau vệ sinh cho con mỗi khi con đi đại – tiểu tiện. Họ cho rằng như thế là thuận tiện và sạch sẽ, nhưng thực ra khăn ướt ít nhiều cũng có chứa thành phần hóa học, và thành phần hóa học đó sẽ lưu lại trên cơ thể con gây hăm, ngứa, mẩn đỏ.

Không nên dùng khăn ướt vệ sinh khi thay bỉm cho trẻ.

Tốt nhất chỉ khi đi chơi xa hoặc trong những trường hợp bần cùng lắm bố mẹ mới nên dùng khăn ướt, còn khi ở nhà bố mẹ nên vệ sinh cho con bằng khăn xô mềm, sạch sẽ, nhất là vệ sinh cho bé gái. Khi con đi đại tiện, nên vệ sinh cho con bằng nước ấm. Khi thấy mông con có hiện tượng hăm đỏ, không nên dùng giấy ướt lau cho con nữa, nếu không sẽ càng khiến con bị hăm nhiều hơn. Sau khi rửa cho con thì nên để thoáng một lúc, khi nào khô ráo, không còn ẩm ướt nữa mới mặc bỉm cho con.

Lỗi thứ ba, bố mẹ dùng tay nắm lấy gang bàn chân con

Để tránh trường hợp con quẫy đạp gây khó khăn trong việc thay rửa hoặc đỡ vướng víu, rất nhiều bố mẹ thường có thói quen giữ chặt lấy hai lòng bàn chân con. Thực ra vì bố mẹ giữ chặt chân con, chạm vào lòng bàn chân con gây kích thích, theo phản xạ có điều kiện con mới quẫy đạp, cho nên khi thay bỉm cho con, bố mẹ chỉ nên giữ nhẹ ở chỗ mắt cá chân con, chứ không nên chạm vào sâu lòng bàn chân. Làm như vậy vừa thuận tiện cho việc thay bỉm, lại vừa có thể giữ chặt được cơ thể trẻ.

Chỉ nên nắm nhẹ ở phần mắt cá chân của trẻ.

Lỗi thứ tư, bố mẹ gây kích động đến một bộ phận nào đó trên cơ thể trẻ

Nhiều khi bố mẹ vừa tháo bỏ bỉm cũ ra con đã lại đi vệ sinh tiếp. Thực ra khi lấy bỉm cũ ra, bố mẹ đã làm kích thích đến một bộ phận của trẻ khiến trẻ muốn đi tiểu, thế là việc thay bỉm vốn đơn giản giờ đã trở thành việc thay ga, thay chiếu, thậm chí là thay cả quần áo ướt của mình.

Hy vọng với những lưu ý trong việc thay bỉm cho trẻ sơ sinh ở trên sẽ giúp các bố mẹ vừa nhàn nhã mà lại tốt cho sức khỏe của con.

theo eva.vn

Chia sẻ:

  • twitter twitter
  • facebook facebook
  • linkin linkin
  • google+ google+
  • pinterest pinterest
show off
up